Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022)

Ý nghĩa lịch sử Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2022).

Đã bao đời nay Phụ nữ Việt Nam luôn mang trong mình những phẩm chất cao quý như Bác Hồ đã từng trao tặng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”, ở bất cứ cương vị nào – Phụ nữ người Việt Nam luôn phát huy được vai trò, sức mạnh, sự khéo léo vốn có của mình – Lịch sử đã ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam . Trong cuộc kháng chiến giữ gìn chủ quyền của dân tộc từ thời Bà Trưng và Bà Triệu đã có biết bao tấm gương anh hùng của các bà, các mẹ, các chị đã anh dũng chiến đấu, hi sinh để có một Việt Nam lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong thời đại ngày nay – Thời đại của khoa học công nghệ – Phụ nữ Việt Nam lại vươn lên để khẳng định mình – Năng động, sáng tạo trong công tác, được tôn vinh trong xã hội nhưng vẫn không quên vai trò, vị trí và thiên chức của mình trong cuộc sống gia đình.

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là ngày Phụ nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được tặng 8 chữ vàng “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và tiểu thủ công nghiệp nên người phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có sắc phong cách: họ là những chiến sĩ chống giặc ngoại xâm kiên cường, dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh thần văn hóa dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thí Quế, Nguyễn Thị Minh Khai,…

Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đổng đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.

Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng tên và học chữ.

Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.

Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh (Nghệ An).

Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh vó 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dâu đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 01/5/1930, , đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

Ngày 03/2/1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương thành lập, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi nhận “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Phụ nữ Liên hiệp Hội chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Kể từ đó Việt Nam chính thức lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày “Phụ nữ Việt Nam”!

Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng “Cần cù – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.

Cách đây 92 năm (20/10/1930), Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam đã được thành lập. Đó là tổ chức tiền thân của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Từ khi ra đời, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo đường lối của Đảng.

Đảng chỉ rõ: “Nếu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp mà chưa giải phóng được phụ nữ thì Cách mạng mới chỉ là một nửa”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Đất nước thống nhất, Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ TT Ngô Đồng nói riêng, đã hăng hái thi đua, lao động sản xuất, xây dựng hạnh phúc gia đình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn đã và đang phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; phong trào “Dân vận khéo” gắn với học tập làm theo gương Bác và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” và đề án 939 “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” được Hội Phụ nữ các cấp quan tâm, đẩy mạnh thực hiện.

Minh chứng trong 9 tháng đầu năm 2022, với sự chỉ đạo của Hội cấp trên, cùa Đảng ủy TT Ngô Đồng, Hội LHPN TT Ngô Đồng từng bước xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động thi đua thực hiện các nội dung và chỉ tiêu thiết thực; các hoạt động chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn; thi đua hướng về phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn được đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ hưởng ứng và đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, Hội tiếp tục làm tốt các hoạt động tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam, chương trình xây dựng Nông thôn mới, tham gia bảo vệ môi trường, xây dụng gia đình văn minh, hạnh phúc hiệu quả góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ hội, tập hợp thu hút phụ nữ phát triển hội viên có nhiều đổi mới, từng bước đáp ứng được yêu cầu công tác vận động phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa./.


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1